QUI TRÌNH GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VIỆT NAM

QUI TRÌNH GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Thứ 6, 07/12/18

Qui trình chuẩn để tiến hành gia hạn Giấy phép lao động cho người nước ngoài là it nhất trước 30 ngày kể từ ngày Giấy phép lao động hết hạn mà đơn vị sử dụng lao động muốn người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc với đơn vị mình ở cùng vị trí công việc và chức danh thể hiện trên Giấy phép lao động, thì đơn vị sử dụng lao động phải nộp hồ sơ xin chấp thuận vị trí tuyển dụng lao động người nước ngoài hay còn gọi là giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đề nghị cấp Giấy Phép Lao Động tại Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội nơi ngoài nước ngoài dự kiến làm việc. Nếu Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội có văn bản trả lời chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài thì chuẩn bị hồ sơ Gia hạn giấy phép lao động và thời gian xét duyệt từ 5 đến 7 ngày làm việc có kết quả

 

ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM MÀ KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Căn cứ theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi điều 22, Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính đối với cả người sử lao động và khi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động hoặc không giấy xác nhận miễn giấy phép lao động như sau:

[A] – Các mức phạt đối với người sử dụng lao động:

Người sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc trường hợp phải xin giấy phép lao động. Do vậy khi doanh nghiệp không tuân thủ theo quy định của Nghị định này về xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, người sử lao động nước ngoài sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

<1>. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoặc báo cáo nhưng chưa đảm bảo những nội dung, thời hạn theo quy định của pháp luật.

<2.. Phạt tiền người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn theo một trong các mức sau đây:

* Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

* Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;

* Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.

<3>. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.”

 

[B] – Các mức phạt đối với người lao động nước ngoài:

Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:

  • Làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
  • Sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VIỆT NAM

  • Trước ít nhất 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày Giấy phép lao động hết hạn người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam phải nộp hồ sơ xin chấp thuận vị trí tuyển dụng lao động người nước ngoài hay còn gọi là giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đề nghị cấp Giấy Phép Lao Động tại Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội nơi ngoài nước ngoài dự kiến làm việc. Nếu Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội có văn bản trả lời chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài thì doanh nghiệp nộp hồ sơ theo qui định để Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội cấp lại, gia hạn Giấy Phép Lao Động
  • Vị trí công việc và chức danh của người lao động nước ngoài vẫn giữ nguyên như thông tin trên Giấy phép lao động đã được cấp và còn hạn.
  • Có văn bản chấp thuận vị trí do Sở lao động – Thương binh và Xã hội cấp
  • Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận văn bản chấp thuận vị trí do Sở lao động – Thương binh và Xã hội cấp phải tiến hành nộp hồ sơ gia hạn giấy phép lao động.
  • Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc

 

QUI TRÌNH GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

BƯỚC 1: Xin công văn chấp thuận vị trí tuyển dụng lao động người nước ngoài hay còn gọi giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày Giấy phép lao động hết hạn người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ xin công văn chấp thuận vị trí tuyển dụng lao động người nước ngoài hay còn gọi là hồ sơ giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đề nghị cấp Giấy Phép Lao Động tại Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội nơi ngoài nước ngoài dự kiến làm việc. Nếu Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội có văn bản trả lời chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài thì nộp hồ sơ theo qui định để Gia hạn giấy phép lao động

BƯỚC 2: Hồ sơ gia hạn Giấy phép lao động Việt Nam cho người nước ngoài

1>. Văn bản chấp thuận vị trí của Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội cấp

2>. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của đơn vị sử dụng lao độn

3>. 02 ảnh màu (kích thước 4×6, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính), ảnh chụp không quá 06 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ

4>. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế

5>. Bản chính Giấy phép lao động đã được cấp
[A] – Đối với trường hợp giấy phép lao động bị mất phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật

[B] – Trường hợp thay đổi nộp dung trên giấy phép lao động thì phải có giấy tờ chứng minh
[C] – Trường hợp giấy phép lao động còn hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày thì phải có một trong các giấy tờ sau:

  • Đối với người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng
  • Đối với người lao động nước ngoài thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế) phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
  • Đối với người lao động nước ngoài là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm
  • Đối với người lao động nước ngoài chào bán dịch vụ phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ
  • Đối với người lao động nước ngoài làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Đối với người lao động nước ngoài người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó
  • Đối với người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó

[D] – Đối với người nước ngoài đã được cấp Giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định 102/2013/NĐ-CP thì phải có văn bản chứng minh đáp ứng yêu cầu như sau theo nghị định mới 11/2016:

  • Đối với nhà quản lý, giám đốc điều hành: Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp hoặc người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan tổ chức; Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
  • Đối với người lao động nước ngoài là chuyên gia: Có văn bản xác nhận là chuyên gia của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài; Hai là có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
  • Đối với người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật: là người được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 1 năm và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành được đào tạo.

 

 CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

  • Qui định về Work Permit Việt Nam cho người nước ngoài
  • Qui trình gia hạn Giấy phép lao động cho người nước ngoài
  • Qui trình cấp Giấy phép lao động Việt Nam cho người nước ngoài
  • Thủ tục xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài
  • Hồ sơ chi tiết xin work permit cho người nước ngoài
  • Các trường hợp không thuộc cấp Giấy phép lao động
  • Dịch vụ làm work permit cho người nước nước ngoài tại Việt Nam
  • Các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ
Discovery Indochina Travel Co., Ltd
5th Floor | Platinum Building | 145 Dien Bien Phu Street, District 1
Ho Chi Minh City | Vietnam
Tel: 028 39102358 | 028 39102359 – Mobile: 0938228856 | 0906640505

www.visa5s.com | www.ditravel.vn

.
.
.
.