Thông tin mới nhất về việc nhập tịch Hàn Quốc

Thông tin mới nhất về việc nhập tịch Hàn Quốc

Thứ 4, 09/09/15

Ông Lee Chang Se, đại diện của Bộ Tư Pháp, ngày 20, tại Trung tâm văn hóa giáo dục luật sư phường Seocho, Seoul đã phát biểu về bản kế hoạch sửa đổi luật nhập quốc tịch với nội dung “Thảo luận công khai về tư cách định cư lâu dài”. Theo bản kế hoạch, nếu như trước đây, người nước ngoài chỉ cần sinh sống trên 5 năm tại Hàn Quốc là có khả năng xin nhận quốc tịch nhưng sắp tới, trong 5 năm tại Hàn Quốc họ phải có trên 3 năm cư trú với tư cách định cư lâu dài (영주자격) mới có khả năng xin quốc tịch. Ngay cả phụ nữ lấy chồng Hàn cũng tăng tiêu chuẩn cư trú cơ bản từ 2 năm lên 3 năm và trong đó phải có ít nhất một năm được công nhận là người định cư lâu dài mới được đổi quốc tịch. Trường hợp ngoại lệ được xin quốc tịch mà không cần xin quyền định cư lâu dài chỉ áp dụng cho những người nước ngoài có công trạng đặc biệt đối với đất nước Hàn Quốc.

Bên cạnh đó Trưởng phòng chính sách nước ngoài Bộ tư pháp Kim Jong Min cũng cho biết thêm: lao động phổ thông khi vào làm việc tại Hàn Quốc thường có thời hạn cư trú 4 năm 10 tháng. Sau khi kết thúc thời hạn này, họ vẫn có thể tái nhập cảnh và định cư lâu dài. Tuy nhiên, việc nhập quốc tịch của những người lao động chưa đủ tự lập về kinh tế, năng lực hiểu biết về văn hóa, xã hội Hàn Quốc còn hạn chế, điều đó sẽ làm nảy sinh các vấn đề xã hội mới. Do đó, chính phủ Hàn Quốc cũng cần chuẩn bị đề ra những phương án và giải pháp mới để giải quyết các vấn đề này.

Dự tính trong năm nay sẽ có khoảng 53.000 lao động hết hạn cư trú và năm sau cũng dự kiến có khoảng 180.000 người. Trong đó năm nay đã có 11.000 lao động được cấp phép tái nhập cảnh. Có rất nhiều chuyên gia đã phê phán chính sách này sẽ chỉ hạn chế việc nhập quốc tịch của người lao động. Trong cuộc họp, luật sư Yun Ji Yeong cũng bày tỏ ý kiến: Nếu áp dụng chế độ này thì người lao động sẽ không thể nhập quốc tịch và thời gian nhập quốc tịch của phụ nữ di trú kết hôn sẽ chỉ kéo dài và trình tự thêm phức tạp. Giáo sư Lee Cheol Woo của Trường đại học Yeosei cũng nghi ngờ sự thay đổi chính sách này có giúp ích gì cho quá trình hòa hợp thống nhất xã hội hay không. Giáo sư Chue Hyeon của Trường Đại học Jeju cũng không đồng tình áp dụng chính sách này với phụ nữ di trú kết hôn và yêu cầu giảm nhẹ những điều kiện xin quyền định cư lâu dài. Bên cạnh đó, cũng cần có giải pháp ngăn chặn việc tầng lớp từ trung lưu trở lên có thể lạm dụng chế độ định cư lâu dài làm phương tiện trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Những lao động có tiền sử tội phạm sẽ không được nhập cảnh Hàn Quốc

Ngày mùng 2 vừa qua, Bộ tư pháp cho biết sẽ tích cực kiểm tra Tiểu sử tiền án tiền sự và Tình trạng sức khỏe của người lao động nước ngoài. Bắt đầu từ ngày 01 tháng 08, Bộ tư pháp sẽ yêu cầu gửi cả hồ sơ chứng minh Tiền án tiền sự nước ngoài đối với những lao động phổ thông xin visa E-9, E-10, H-2. Chính sách này nhằm mục đích ngăn chặn số lượng tội phạm người nước ngoài đang ngày càng tăng cao một cách có tổ chức.

Đối với những đối tượng kết hôn nước ngoài, chỉ những đối tượng xuất thân tại các quốc gia có nhiều hiện tượng kết hôn giả, kết hôn ngụy trang, hay giả danh giảng viên giáo dục trẻ vị thành niên…sẽ phải đệ trình hồ sơ chứng minh Tiền án tiền sự. Bên cạnh đó, như trước đây, khi đăng ký quyền cư trú lâu dài, người nước ngoài không cần chứng minh tiền án, tiền sự. Nhưng sắp tới, Bộ tư pháp sẽ kiểm tra tiền án tiền sự của tất cả người xin visa thông thường, trừ những trường hợp ngoại lệ như: nhà đầu tư lớn, nhân tài hay người đặc biệt có công (với Hàn Quốc).

Bộ tư pháp cũng cho biết, những trường hợp kiểm tra tiền án tiền sự bị phát hiện có phạm tội giết người, cướp của hay đã từng bị phạt tù đều sẽ không được nhận visa. Lao động nước ngoài còn bị kiểm tra tình trạng sức khỏe gắt gao. Với những lao động phổ thông, khi xin visa sẽ còn phải nộp bản xác nhận tình trạng sức khỏe viết bằng tay và sau khi nhập cảnh sẽ phải đến khám và nộp lại bản kiểm tra sức khỏe tại một bệnh viện Hàn Quốc do Bộ tư pháp chỉ định. Nếu trong quá trình kiểm tra, giấy xác nhận sức khỏe sai bị phát hiện sai khác so với tình trạng sức khỏe hoặc người lao động bị mắc các bệnh có khả năng lây nhiễm sẽ lập tức bị trục xuất khỏi Hàn Quốc.

Nguồn: TTHQ

.
.
.
.