Trình tự các bước mở hồ sơ bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ

Trình tự các bước mở hồ sơ bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ

Thứ 4, 17/02/16

Sau đây là quy trình từ lúc mở hồ sơ bảo lãnh vợ chồng sang mỹ cho đến khi phỏng vấn gồm các bước sau:

Bước 1 : Mở hồ sơ bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ 
Bước 2 : Biên nhận hồ sơ
Bước 3 : Hồ sơ Approval
Bước 4 : Trả phí xét duyệt đơn DS-3032
Bước 5 : In hóa đơn thanh toán cho Sở Di Trú
Bước 6 : Làm bộ bảo trợ tái chánh
Bước 7 : Hoàn thành bộ hồ sơ bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ
Bước 8 : Sắp xếp hồ sơ và bằng chứng khi đi phỏng vấn

 

Thủ tục mở bộ hồ sơ bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ:

• Điền đơn I-130
• Điền đơn G-325A ( mỗi người một bộ và có chữ ký của người điề đơn )
• Giấy chứng nhận quốc tịch hay bản sao thẻ xanh
• Giấy khai sanh của cả hai vợ chồng
• Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của 2 vợ chồng
• Giấy ly hôn của vợ chồng cũ ( nếu có )
• Giấy chứng tử của vợ chồng cũ ( nếu có )
• 2 tấm hình 5×5 cm ( nền trắng, hình chụp không quá 6 tháng )
• Chứng từ về mối quan hệ giữa 2 vợ chồng 
• Đóng phí theo yêu cầu.

 

Lưu ý : Tất cả các hồ sơ chứng từ đều phải được dịch sang tiếng anh và có công chứng của của cơ quan công chứng.
 

Biên nhận hồ sơ bảo lãnh vợ chồng.

Sau khi nộp đơn bảo lãnh vợ chồng cho Sở Di Trú, và đóng lệ phí theo yêu cầu. Sở nhập tịch và Sở Di Trú sẽ gởi cho bạn biên nhận I-797C là xác nhận đã nhận hồ sơ và chi phí của bạn.

Thời gian hồ sơ bảo lãnh vợ chồng sang mỹ được Approval.

Sau khi hồ sơ bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ đã được USCIS chấp thuận, bạn sẽ nhận được giấy I-797. Sau đó hồ sơ bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ sẽ tiếp tục chuyển đến Trung Tâm NVC.

Sau khi NVC nhận được hồ sơ từ USCIS chuyển qua,NVC sẽ gởi thư và cung cấp mã hồ sơ của Bạn. Do đó bạn có thể tiến trình theo dõi hồ sơ bảo lãnh cợ chồng của mình đã đi đến giai đoạn nào.

Đóng lệ phí DS-3032

Phần trả phí cho đơn DS-3032 do người mở hồ sơ bảo lãnh đóng cho Sở Di Trú.

 

Đối với diện CR1.
– Sau khi đã được NVC cấp case number, sau đó NVC sẽ gởi DS-3032 có mã vạch về địa chỉ người điền đơn yêu cầu. Đồng thời NVC sẽ yêu cầu đóng lệ phí bảo lãnh dành cho người mở hồ sơ bảo lãnh. Khi đó NVC cũng sẽ gởi cho người được bảo lãnh mẫu đơn DS-3032 theo đúng địa chỉ người mở hồ sơ yêu cầu. Việc điền đơn DS-3032 sẽ chỉ do một người điền cho 2 mẫu đơn DS-3032 mà thôi.
 

Đối với diện F2A.
– Sau khi xét duyệt visa gần đến ngày ưu tiên của hồ sơ thì NVC mới gởi NVC sẽ gởi DS-3032 có mã vạch về địa chỉ người điền đơn yêu cầu. Đồng thời NVC sẽ yêu cầu đóng lệ phí bảo lãnh dành cho người mở hồ sơ bảo lãnh. Khi đó NVC cũng sẽ gởi cho người được bảo lãnh mẫu đơn DS-3032 theo đúng địa chỉ người mở hồ sơ yêu cầu. Việc điền đơn DS-3032 sẽ chỉ do một người điền cho 2 mẫu đơn DS-3032 mà thôi.

– Sau khi điền xong mẫu DS-3032, người bảo lãnh phải lên mạng đóng tiền . sau khi đóng tiền sau khoảng 2 ngày, thì người mở hồ sơ phải lên kiểm tra xem việc đóng tiền của mình đã được chấp thuận chưa, nều tiền đã được trả thì người bảo lãnh phải in trang có mã barcode của mẫu I-864 ra.

 

Đóng lệ phí xét duyệt đơn

– Sau khi NVC đã nhận được đơn DS-3032 của người bảo lãnh, NVC sẽ gởi email thông báo cho bạn biết về việc đã nhận đơn bảo lãnh vợ chồng của bạn. Đồng thời NVC sẽ gởi kèm giấy thông báo đóng lệ phí.

– Đối với người bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ thì phải điền vào đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864.Nều người bảo lãnh mà không đủ bảo trợ cho người được bảo lãnh theo yêu cầu, thì người bảo lãnh có thể nhờ người thân hoặc những người quen biết để làm người đồng bảo trợ với mình.

 

Thủ tục dành cho người bảo trợ tài chánh.

– Nếu người bảo lãnh không đáp ứng được các yêu cầu về người bảo trợ, thì có thể nhờ người khác làm đồng bảo trợ với mình.
– Nếu người đồng bảo trợ mà ở chung nhà với người mở hồ sơ bảo lãnh , thì người đồng bảo trợ phải điền đơn I-864A. Nếu người đồng bảo trợ ở khác nơi với người bảo lãnh, thì phải điền riêng mẫu đơn I-864.

 

Những giấy tờ cần thiết cho người đồng bảo trợ.
• Điền mẫu đơn I-864 nếu ở khác chổ với người bảo lãnh.
• Điền mẫu đơn I-864A nếu ở chung với người bảo lãnh
• Bản sao giấy quốc tịch 
• Giấy khai sanh
• Giấy khai thuế
• Giấy chứng nhận việc làm
• Giấy xác nhận số dư của ngân hàng của mấy tháng gần nhất.

 

Thủ tục dành cho người mở hồ sơ bảo lãnh vợ chồng sang

Sau khi đóng tiền 2 ngày sau, thì người bảo lãnh quay lại kiểm tra xem phí hồ sơ đã được trả chưa. Nếu lệ phí đã đóng rồi thì người bảo lãnh in trang DS-230 có in barcode ra, sau đó kẹp chung trang đã in ra cùng với bộ đơn DS-230 nộp cho NVC.

Giấy tờ gởi kèm với DS-230:
Giấy khai sanh của người được bảo lãnh
Bản án phạm tội ( nếu có )
Giấy bị trục xuất khỏi Mỹ ( nếu có )
Giấy đăng ký kết hôn
Hồ sơ quân nhân ( nếu có )
Bản sao passport
Giấy lý lịch tư pháp
Giấy ly hôn của vợ chồng cũ ( nếu có )
Giấy khai tử của vợ chồng cũ ( nếu có )
2 tấm hình 5x5cm

 

Tất cả các giấy tờ đều phải được dịch sang tiếng Anh, và có công chứng tại Ủy Ban Nhân Dân Quận hoặc tại phòng tư pháp.

Giai đoạn hoàn thành bộ hồ sơ bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ.

Sau khi đã hoàn tất việc gởi và điền đơn, khoảng 2 tuần sau thì có thể kiểm tra hồ sơ của mình đã được complate chứ. Việc kiểm tra này không thể kiểm tra online mà chỉ kiểm tra bằng cách gọi cho NVC để hỏi về hồ sơ của mình.

Nếu hồ sơ đã hoàn thành và lịch phỏng vấn đã vượt qua ngày ưu tiên của hồ sơ, thì NVC sẽ gởi thư mời hẹn phỏng vấn. Sau khi đã nhận được thư mời phỏng vấn, bạn phải sắp xếp lịch để đi chích ngừa và khám sức khỏe theo như hướng dẩn của NVC gởi cho bạn.

Giai đoạn sắp xếp hồ sơ và nằng chứng trước khi đi phỏng vấn
Đối với hồ sơ bảo lãnh vợ chồng thì trước khi đi phỏng vấn, thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau.

 

Lưu ý: Cần phân loại hồ sơ thành 2 folder để dễ trình bày cho viên chức Lãnh Sự.

 

Bộ hồ sơ chính:
Thư mời phỏng vấn
Passport
Chứng minh nhân dân
Hộ khẩu
Đơn DS-230
Phiếu chích ngừa
Giấy đăng ký kết hôn
Giấy khai sanh
Giấy lý lịch tư pháp
4 tấm hình 5×5 cm ( cần phải điền đầy đủ thông tin tên, ngày tháng năm sinh và số case number vào tấm hình)
Giấy bảo trợ tài chánh I-864
Kết quả khám sức khỏe
Chứng từ thuế của người bảo trợ và đồng bảo trợ của tháng gần nhất.

Bộ hồ sơ phụ.
Bộ hồ sơ phụ này chứa các giấy tờ photochopy của bộ hồ sơ chính. Đồng thời đựng các hình ảnh bằng chứng về mối quan hệ của 2 vợ chồng.

 

Lưu ý: Các hình ảnh và bằng chứng về thư từ, email, hóa đơn gởi tiền, vé máy bay, hóa đơ khách sạn và hóa đơn về tiệc cưới v..v. cần phải sắp xếp gọn gàng theo trình tự từ lúc bắt đầu quen cho đến khi kết hôn.

 

Nguồn: thu thập

.
.
.
.